Vai trò của thương hiệu với doanh nghiệp trong định vị thị trường

Rate this post

Trong thời đại kinh doanh trực tuyến bùng nổ như hiện nay, vai trò của thương hiệu càng trở nên quan trọng và tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp. Thương hiệu chính là “phần hồn” của bất cứ doanh nghiệp. Vậy cụ thể thương hiệu có vai trò gì? Hãy cùng Hà Trọng Hưng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thương hiệu là gì?

Hiện vẫn có sự khác biệt trong quan điểm về thương hiệu, tuỳ thuộc vào góc độ và cách áp dụng của phạm trù này. Do đó, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về thương hiệu. Dưới đây là một số quan điểm phổ biến về thương hiệu:

  • Thương hiệu là nhãn hiệu: Một quan điểm cho rằng thương hiệu và nhãn hiệu là cùng một khái niệm. Nhãn hiệu được hiểu là tên gọi hoặc biểu trưng đặc biệt để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
Tìm hiểu về vai trò của thương hiệu
Thương hiệu là gì? Vai trò của thương hiệu
  • Thương hiệu là tài sản: Theo quan điểm này, thương hiệu được coi là một tài sản vô hình của một doanh nghiệp. Nó có giá trị và có thể được mua bán, chuyển nhượng như các tài sản khác.
  • Thương hiệu là trải nghiệm: Một quan điểm khác nhìn nhận thương hiệu là một trải nghiệm mà khách hàng có khi tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là logo hay thông điệp quảng cáo, mà còn là cảm giác và kỷ niệm mà khách hàng có khi sử dụng sản phẩm hoặc tương tác với thương hiệu.

Nhưng hiểu theo một cách đơn giản nhất, thương hiệu là một hoặc một số các dấu hiệu để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của công ty này với công ty khác. Chính là hình tượng lưu giữ trong tâm trí khách hàng và công chúng mỗi khi họ được gợi nhớ. Vậy vai trò của thương hiệu là gì? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

2.Vai trò của thương hiệu

2.1. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng 

Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Khách hàng thường sẽ quyết định lựa chọn sản phẩm dựa trên những cảm nhận của họ. 

Vai trò của thương hiệu giúp khách hàng tạo ra những ấn tượng và hình ảnh đặc biệt về sản phẩm của doanh nghiệp, và từ đó tạo động lực để lựa chọn sản phẩm và tin tưởng tiêu dùng sản phẩm từ doanh nghiệp đó thay vì từ các đối thủ cạnh tranh. 

Đôi khi vai trò của thương hiệu thực sự lớn, khách hàng có thể mua hàng chỉ vì giá trị thương hiệu và sự nổi tiếng của chúng. Ví dụ như các sản phẩm của Apple, Zara, Roll Royce đắt chính bởi giá trị thương hiệu.

2.2. Là lời cam kết với khách hàng

Vai trò của thương hiệu còn được thể hiện trong việc tạo sự cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khi khách hàng chọn một sản phẩm mang một thương hiệu cụ thể, điều đó tức là họ đã chấp nhận và đặt niềm tin vào thương hiệu đó. 

Người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu bởi vì họ tin tưởng vào chất lượng và sự ổn định của sản phẩm mang thương hiệu đó. Tất cả những điều này hình thành một cam kết thực sự giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2.3. Hỗ trợ doanh nghiệp phân đoạn thị trường

Thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp hoàn thiện quá trình phân đoạn thị trường. Thương hiệu, với vai trò nhận biết, phân biệt và tạo cảm nhận, sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện quá trình phân đoạn thị trường. 

Mặc dù thương hiệu không trực tiếp thực hiện quá trình phân đoạn thị trường, nhưng vai trò của thương hiệu lại quan trọng trong việc xác định và phân loại các đối tượng khách hàng khác nhau.

Vai trò của thương hiệu là gì
Vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển doanh nghiệp

3.4. Tạo nên màu sắc khác biệt cho doanh nghiệp

Vai trò của thương hiệu với doanh nghiệp là tạo nên màu sắc khác biệt. Mỗi loại sản phẩm có một thương hiệu riêng, định vị khác nhau. Và điều này làm cho quá trình phát triển sản phẩm trở nên sâu sắc hơn trong ý thức của khách hàng và người tiêu dùng. 

Khi sản phẩm ngày càng phát triển, cái tôi của thương hiệu càng được định hình và thể hiện rõ ràng cũng là lúc vai trò của thương hiệu được chú trọng hơn. Điều này đòi hỏi các chiến lược sản phẩm phải phù hợp và hài hoà với từng loại sản phẩm. Một sản phẩm khác biệt so với các sản phẩm khác thông qua tính năng và lợi ích cung cấp cũng như các dịch vụ đi kèm, từ đó tạo ra sự gia tăng trong giá trị sử dụng.

2.5. Giúp thương hiệu thu hút các nhà đầu tư

Vai trò của thương hiệu còn là việc thu hút đầu tư. Không chỉ mang lại lợi thế đối với quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và đảm bảo thu hút đầu tư và tăng cường quan hệ với các đối tác.

Một khi đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng, doanh nghiệp không còn gặp khó khăn khi thu hút sự đầu tư từ các nhà đầu tư. Cổ phiếu của doanh nghiệp cũng sẽ được quan tâm hơn từ các nhà đầu tư.

3. Phân loại thương hiệu bao quát nhất

3.1. Phân loại theo mức độ bao trùm

  • Thương hiệu cá biệt (còn được gọi là thương hiệu cá thể hoặc thương hiệu riêng) là một thương hiệu độc đáo được áp dụng cho từng loại sản phẩm hoặc dòng sản phẩm cụ thể của một doanh nghiệp.

 

Vai trò của thương hiệu trên thị trường
Vai trò của thương hiệu? Phân loại cho thương hiệu
  • Thương hiệu gia đình là một thương hiệu chung được sử dụng cho tất cả các dòng hoặc loại sản phẩm của một doanh nghiệp. Dù các sản phẩm có thể khác nhau về chủng loại và lĩnh vực tiêu dùng, nhưng chúng vẫn mang chung một thương hiệu duy nhất.
  • Thương hiệu tập thể là một thương hiệu chung được sử dụng cho các sản phẩm do các doanh nghiệp khác nhau thuộc cùng một liên kết đồng sở hữu. Liên kết này có thể là một liên kết kinh tế, trong đó các công ty thành viên thuộc về một tập đoàn hoặc một tổng công ty vì vậy nên vai trò của thương hiệu rất quan trọng?

3.2. Dựa theo chủ thể mang thương hiệu

  • Thương hiệu doanh nghiệp là liên quan đến các hoạt động của một doanh nghiệp và thường được xác định thông qua tên thương mại hoặc tên giao dịch của doanh nghiệp.
Tìm hiểu về vai trò của thương hiệu
Dựa vào chủ thể mang thương hiệu để phân loại
  • Thương hiệu sản phẩm là liên quan đến các sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có nhiều thương hiệu sản phẩm, tuy nhiên, thường chỉ có một thương hiệu doanh nghiệp duy nhất. Vai trò của thương hiệu sản phẩm là để phân biệt giữa các chủng loại trong cùng 1 cụm sản phẩm của cùng 1 công ty.

4.Lời kết

Có thể thấy rằng đối với những tổ chức và doanh nghiệp lớn thì vai trò của thương hiệu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thương hiệu không chỉ là những dấu hiệu trực giác nhìn thấy được mà còn là ấn tượng mà sản phẩm và doanh nghiệp tạo ra trong tâm trí của khách hàng và công chúng – những “dấu hiệu tri giác”. Hãy truy cập vào hatronghung.com để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!