Google Shopping Là Gì ?

5/5 - (2 bình chọn)

Sau thời gian thử nghiệm khoảng 1 năm tại thị trường Việt Nam, chiến dịch mua sắm ( Google Shopping ) đã chính thức phát hành. Nhưng giai đoạn này, các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee,.. đang gần như là độc chiếm vị trí hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Một thống kê mới đây của Google cho thấy lần đầu tiên chiến dịch mua sắm đạt tỷ lệ nhấp chuột hơn 50%, vượt qua chiến dịch tìm kiếm thông thường. Như vậy, xu hướng và tính hiệu quả của chiến dịch đã được khẳng định, nếu bạn là người bán hàng hoặc nhà quảng cáo thì chẳng có điều gì lại cản bước bạn tiến đến với Google Shopping ngay ngày hôm nay.

Google Shopping là gì

Google Shopping Ads là sự kết hợp giữa hai nền tảng Google Ads và Google Merchant Center. Google Ads thì chắc ko cần phải giới thiệu gì nhiều, còn Google Merchant Center thì nơi chứa tất cả thông của bạn, bao gồm tên miền, logo, danh mục, chi tiết sản phẩm… Và đây là một sự kết hợp tự động, Google sẽ tự động tối ưu và hiển thị quảng cáo cho phù hợp với truy vấn tìm kiếm. Nghe thì có vẻ khá là ngon đúng ko ? Chưa chắc đâu.

Google Shopping là gì ?
Google Shopping là gì ?

Cách hoạt động của Google Shopping Ads

Quảng cáo mua sắm sử dụng dữ liệu sản phẩm (Data Feed) trong Merchant Center mà bạn đã gửi – không phải từ khóa – để quyết định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo của bạn. Dữ liệu sản phẩm bạn gửi thông qua Merchant Center chứa thông tin chi tiết về các sản phẩm bạn muốn bán. Google sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này khi đối sánh truy vấn tìm kiếm của người dùng với quảng cáo của bạn, đảm bảo hiển thị sản phẩm thích hợp nhất đến người mua.

Cách hoạt động của Google Shopping
Cách hoạt động của Google Shopping

Chúng ta có thể  quản lý Quảng cáo mua sắm trong Google Ads bằng cách sử dụng Chiến dịch mua sắm, bao gồm chi phí cũng như các thông số cơ bản như CPC, CTR, tỷ lệ chuyển đổi, vvv. Bài Viết Có Thể Bạn Quan Tâm : Chuyển đổi trên website là gì Voucher Google Ads Và Chính Sách Sử Dụng Của Google Nếu sử dụng phiên bản mới nhất của Google Ads thì bạn sẽ thấy có 3 dạng chiến dịch Quảng cáo mua sắm:

  • Quảng cáo mua sắm sản phẩm. Các quảng cáo này được tạo dựa trên dữ liệu sản phẩm bạn gửi trong Merchant Center.
  • Quảng cáo trưng bày mặt hàng. Bạn sẽ tạo loại quảng cáo này trong Google Ads bằng cách nhóm các sản phẩm có liên quan lại với nhau. Bằng cách đó, mọi người có thể so sánh một số sản phẩm của bạn và nhấp vào sản phẩm phù hợp.
  • Quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương. Loại quảng cáo này sử dụng dữ liệu của nguồn cấp dữ liệu được cung cấp từ quảng cáo hàng lưu kho tại cửa hàng gần nhất để thu hút người dùng trên Mạng hiển thị của Google và giúp hướng khách hàng ghé thăm các cửa hàng địa phương của bạn. ( 2 cái dưới hiện chưa có chính thức tại Việt Nam, mình liệt kê cho các bạn tham khảo nếu chạy ở nước ngoài ).

Vị trí hiển thị của Google Shopping ở đâu

Dưới đây là nơi bạn có thể thấy Quảng cáo mua sắm của mình trên web:

  • Tab Google Mua sắm (ở một số quốc gia chọn lọc)

Nó sẽ có một tab riêng cho Google Shopping như ảnh bên dưới.

Tab Google Shopping riêng
Tab Google Shopping riêng
  • Google Tìm kiếm, cạnh kết quả tìm kiếm (tách biệt với quảng cáo văn bản) và Google Hình ảnh
  • Trang web Đối tác tìm kiếm của Google, bao gồm cả YouTube ở một số quốc gia (nếu chiến dịch của bạn được đặt để bao gồm đối tác tìm kiếm)
  • Mạng hiển thị của Google (chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương)

Quảng cáo mua sắm của bạn có thể xuất hiện cùng lúc với quảng cáo văn bản, vì Google muốn cho phép người mua sắm tiếp cận toàn bộ những sản phẩm phù hợp với tìm kiếm của họ. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể có 2 vị trí hiển thị cho cùng một từ khoá tìm kiếm, khách chạy đâu cho thoát. Hee

Biến Google Shopping thành “con gà đẻ trứng vàng”

Tối ưu Google Shopping hiệu quả
Tối ưu Google Shopping hiệu quả

Google Shopping đang là chiến dịch tất yếu mà các bên thương mại điện tử hay website bán hàng lựa chọn, nhưng để tối ưu chiến dịch Google Shopping và làm chủ nó thì không phải ngày một ngày hai là được. Nó cần rất nhiều kiến thức nền tảng và chuyên sâu, như kiến thức về Google Ads, về Data Feed, về Landing Page cũng như cách viết tiêu đề, nội dung trong trang sản phẩm.. Nhưng các bạn cứ yên tâm, series bài viết tiếp theo của mình sẽ lần lượt bóc tách cũng như hướng dẫn chi tiết cách set up và tối ưu Quảng Cáo Mua Sắm một cách hiệu quả nhất nếu các bạn chịu khó chia sẻ thật nhiều.