Đặt tên thương hiệu là điều cực kỳ quan trọng khi bắt tay xây dựng Brand cho doanh nghiệp hay cho cá nhân. Rất nhiều doanh nghiệp đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng chính ở tên thương hiệu. Chính vì vậy, trong bài viết này Hà Trọng Hưng sẽ giới thiệu đến bạn những cách đặt tên thương hiệu ý nghĩa nhất.
1.Vì sao cách đặt tên thương hiệu lại quan trọng ?
Đặt tên thương hiệu là một phần quan trọng trong việc xây dựng một doanh nghiệp thành công. Dưới đây là một số lý do vì sao cần đặt tên thương hiệu:
- Nhận diện và nhớ được: Một tên thương hiệu hay, độc đáo và dễ nhớ giúp khách hàng nhận ra và ghi nhớ doanh nghiệp của bạn. Một tên thương hiệu tốt có thể tạo ra ấn tượng sâu sắc và giúp bạn nổi bật trong lòng khách hàng.
- Tạo sự khác biệt: Nếu bạn biết cách đặt tên thương hiệu sáng tạo sẽ giúp bạn phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Khi thị trường đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tương tự, một tên thương hiệu tốt có thể giúp bạn thu hút sự chú ý và tạo nên sự khác biệt.
- Xây dựng lòng tin và uy tín: đặt tên thương hiệu đáng tin cậy và uy tín có thể tạo lòng tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Khi khách hàng tin tưởng và có niềm tin vào thương hiệu của bạn, họ sẽ dễ dàng hơn để lựa chọn và mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Quảng bá và tiếp thị: Tên thương hiệu của bạn có thể truyền tải thông điệp về giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một tên thương hiệu hấp dẫn và đúng mục tiêu có thể giúp bạn thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và gây ấn tượng tốt trong các hoạt động quảng cáo và tiếp thị.
- Bảo vệ tính pháp lý: Đặt tên thương hiệu cũng đảm bảo rằng bạn có quyền sở hữu và bảo vệ thương hiệu của mình. Bằng cách đăng ký tên thương hiệu, bạn có thể ngăn chặn người khác sử dụng tên thương hiệu tương tự và bảo vệ quyền lợi kinh doanh của mình.
2. Những cách đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa
2.1. Đặt tên thương hiệu bằng cách sử dụng tên riêng
Cách đặt tên thương hiệu sử dụng tên riêng đã trở nên phổ biến trong doanh nghiệp và cửa hàng buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, vì sự phổ biến này, việc trùng tên và mất đi sự ấn tượng đã trở nên phổ biến. Vì vậy, để tạo sự đặc sắc và khác biệt, cần có một chút “biến tấu” trong cách đặt tên thương hiệu sử dụng tên riêng.
Dưới đây là một số mẹo để đặt tên thương hiệu đặc sắc sử dụng tên riêng:
- Sử dụng từ Hán Việt liên quan đến chủ doanh nghiệp: Nếu chủ doanh nghiệp có họ là Huỳnh, bạn có thể đặt tên thương hiệu là “Hoàng Gia”.
- Kết hợp tên riêng và từ liên quan đến ngành kinh doanh: Ví dụ, nếu bạn kinh doanh trong ngành vải, bạn có thể đặt tên thương hiệu là “Khải Silk”. Bạn muốn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến tóc bạn có thể đặt là “MY Hair”,..
- Những mẹo trên giúp tạo ra những tên thương hiệu đặc sắc và độc đáo, giúp doanh nghiệp và cửa hàng của bạn nổi bật trong đám đông.
2.2. Đặt tên thương hiệu theo đặc trưng của sản phẩm
Việc đặt tên thương hiệu dựa trên đặc trưng sản phẩm có mục đích giúp người dùng nhận biết ngay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp mà không cần phải tìm hiểu thêm. Ví dụ như các thương hiệu như Giaohangtietkiem, Maxhair, Giao hàng nhanh, Tiki (tiết kiệm), Xanh SM, Đà Lạt Farm,…đã từ tên gợi lên được ngành nghề chính mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Ưu điểm của việc này là giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tên thương hiệu mà không cần mất quá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu xem liệu doanh nghiệp này đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.
Tuy nhiên, một nhược điểm của cách đặt tên thương hiệu này là trong tương lai, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới, việc sử dụng cái tên cũ có thể gây khó khăn.
Tên thương hiệu hiện tại có thể đã trở nên quá nổi tiếng hoặc gắn liền với ngành nghề cũ, điều này đồng nghĩa với việc cần phải đầu tư thời gian và kinh phí lớn để xây dựng lại thương hiệu mới phù hợp với lĩnh vực mới.
2.3. Gắn tên thương hiệu với địa danh nổi tiếng
Việc phát hiện những thương hiệu liên quan đến địa danh không phải là điều khó khăn. Cách đặt tên thương hiệu này thường sử dụng cho những thương hiệu địa phương, thương hiệu tập thể.
Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng tên địa danh để đặt tên thương hiệu khi đó là một địa điểm nổi tiếng về sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc khi nguồn gốc của sản phẩm được liên kết với địa danh đó.
Một số ví dụ điển hình về tên thương hiệu dễ nhớ là Rượu vang Đà Lạt, Bia Sài Gòn, Nước hoa Miss Sài Gòn, Nước mắm Phú Quốc, Gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn, chè Thái Nguyên.
2.4. Cách đặt tên thương hiệu sử dụng các chữ cái viết tắt
Việc sử dụng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến. Cách đặt tên thương hiệu này được nhiều người lựa chọn bởi dễ nhớ.
Hầu hết các tên thương hiệu viết tắt được sử dụng bằng tiếng Anh. Ví dụ về tên thương hiệu ấn tượng theo kiểu viết tắt như: Vinamilk (Vina là từ viết tắt của Việt Nam) hoặc OCB (viết tắt của Orient Commercial Bank – Ngân hàng Cổ phần Thương mại Phương Đông), MB bank, Vinacafe,…
Cách đặt tên này thường được các doanh nghiệp và công ty lớn lựa chọn trong chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của mình.
2.5. Cách đặt tên thương hiệu gắn với đặc điểm cửa hàng
Việc đặt tên thương hiệu dựa trên đặc điểm của cửa hàng giúp tạo nét đặc trưng độc đáo cho thương hiệu và thu hút sự nhận dạng từ phía khách hàng. Thông thường, các địa điểm kinh doanh có phong cảnh, cây cối hoặc điểm nổi bật dễ nhận biết sẽ được chọn làm tên cho cửa hàng.
Ví dụ về cách đặt tên thương hiệu thực phẩm mà bạn có thể tham khảo như Nhà hàng Cây dừa, Quán cafe Gốc Thị, Xuân Hương Garden Coffee,.. Việc đặt tên thương hiệu dựa trên đặc điểm cửa hàng giúp xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ và dễ nhớ cho thương hiệu, từ đó tạo sự kết nối và tạo lòng tin cho khách hàng.
2.6. Cách đặt tên thương hiệu theo quy mô kinh doanh
Thêm một cách đặt tên thương hiệu mà bạn có thể tham khảo đó là đặt theo quy mô kinh doanh. Việc đặt tên thương hiệu theo quy mô có thể giúp khách hàng đánh giá xem thương hiệu đó có đáp ứng đủ mong đợi của họ hay không.
Ví dụ, các tên thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Thế Giới Nước Hoa, Bệnh viện laptop, Thế Giới Di Động… gợi cho người nghe cảm giác rằng đó là những nơi có quy mô lớn, đa dạng sản phẩm và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
3. Những điều cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu
- Hạn chế sử dụng các tên gợi nhớ ý tiêu cực: Tên thương hiệu cần được lựa chọn sao cho rõ ràng về cách phát âm và ý nghĩa. Cần tránh sử dụng các tên có nhiều ý nghĩa tiêu cực hoặc gợi nhớ đến những ý nghĩa không mong muốn
- Tránh thay đổi tên thương hiệu quá thường xuyên: Mặc dù có trường hợp thay đổi tên thương hiệu, nhưng không nên thực hiện quá thường xuyên. Xây dựng một thương hiệu không phải là điều dễ dàng, mà nó yêu cầu rất nhiều thời gian, công sức và tài chính.
- Tránh sử dụng tên thương hiệu quá dài: Các tên thương hiệu ngắn gọn và dễ nhớ thường mang lại ấn tượng tốt hơn cho khách hàng. Khi tên thương hiệu quá dài, có thể gây khó khăn khi viết, đọc và nhớ. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch marketing và gây phiền toái cho khách hàng khi giao tiếp về thương hiệu.
4. Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến bạn những cách đặt tên thương hiệu cuốn hút để tạo ấn tượng với khách hàng. Để biết thêm những chia sẻ hữu ích khác về branding nói riêng hay marketing nói chung hãy truy cập thường xuyên vào hatronghung.com bạn nhé!
Tôi là Hưng cá sấu, người sáng lập Amai Agency, Amai Soft và Amai Japan. Đối với tôi, một trong những niềm vui lớn nhất của cuộc đời là có thể theo đuổi đam mê của mình. Và may mắn cho tôi, niềm đam mê của tôi là marketing, công nghệ và truyền thông. Chào mừng bạn đến với không gian này và cảm ơn bạn đã ghé thăm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nội dung thú vị và sâu sắc phù hợp với những người có chung niềm đam mê kinh doanh, công nghệ, truyền thông và marketing. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu sâu và khám phá nhiều khía cạnh của Hưng cá sấu nhé. Cảm ơn và trân trọng vì sự có mặt của bạn ở đây !!