Giá trị thương hiệu được xem là thước đo cho sự thành công của một thương hiệu. Định giá thương hiệu càng cao thì càng chứng tỏ thương hiệu đó đang rất được ưa chuộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về giá trị của thương hiệu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Giá trị thương hiệu là gì?
Giá trị thương hiệu hay Brand Value được xem là thước đo về mức độ chịu chi của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu nào đó.
Giá trị của thương hiệu càng lớn thì càng chứng tỏ hình ảnh của thương hiệu càng phát triển. Khi đó, khách hàng sẽ sẵn sàng chi một số tiền lớn để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của thương hiệu.
2. Những yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Về cơ bản, giá trị thương hiệu được xác định dựa vào hai yếu tố chính là chi phí xây dựng và giá trị thị trường.
2.1. Cách tính giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng
Giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng (Cost-Based Brand Valuation) được hiểu đơn giản là định giá thương hiệu dựa trên chi phí. Đây là yếu tố cần được cân nhắc đầu tiên trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu.
Hay nói cách khác Cost-Based chính là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra từ khi mới thành lập nhằm gây dựng danh tiếng cho thương hiệu trên thị trường. Các chi phí này bao gồm: Chi phí khuyến mãi, quà tặng, chi phí đăng ký thương hiệu và cấp phép kinh doanh, chi phí tổng chiến dịch của thương hiệu, chi phí quảng cáo, truyền thông ,PR,…
Khi doanh nghiệp định giá thương hiệu dựa vào chi phí thì cần phải xác định và liệt kê các khoản ngân sách thực tế trong điều kiện chi phí hiện tại. Cách định giá thương hiệu này thường được các thương hiệu mới áp dụng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tái cơ cấu thương hiệu của mình thì cũng có thể cân nhắc sử dụng.
2.2. Cách tính giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường
Giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường (Market-Based Brand Valuation) được hiểu là thương hiệu sẽ được định giá dựa vào giá chung trên thị trường hiện tại.
Hay nói cách khác, phương thức định giá thương hiệu này cần doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các chi phí và giá trị của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Rồi qua đó, đưa ra được những con số dự đoán, ước tính về giá trị của thương hiệu của mình.
Để sử dụng cách tính giá trị thương hiệu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin trên thị trường. Đồng thời có thể đưa ra định giá thương hiệu đúng giá trị tại thời điểm đó.
3. Chiến lược nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
3.1. Chiến lược cá nhân hóa – Nâng cao giá trị thương hiệu
Cá nhân hóa thương hiệu là một trong những chiến lược phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị và làm cho thương hiệu trở nên gần gũi với khách hàng hơn. Một số cách giúp bạn thực hiện chiến lược cá nhân hóa, nâng cao giá trị của thương hiệu như:
– Sử dụng đại từ nhân xưng hay giọng điệu xưng hô nhất quán.
– Xây dựng thương hiệu mang một tính cách đặc trưng của một con người: Gucci, Rolex là hai thương hiệu mang tính cách tinh tế và sang trọng.
– Đảm bảo các kế hoạch đi đúng theo hướng thông điệp truyền tải.
– Tận dụng tối đa sức mạnh của các phương tiện truyền thông để tiếp cận và quảng bá thương hiệu đến những khách hàng tiềm năng.
– Đặc biệt, trong mọi hoạt động, doanh nghiệp cần thể hiện sự minh bạch, trung thực và chính trực.
3.2. Cải thiện trải nghiệm của khách hàng để nâng cao giá trị thương hiệu
Trên thực tế, khách hàng có thể dùng sản phẩm của bạn ngay sau khi xem quảng cáo, nhưng họ sẽ nhanh chóng rời đi nếu có trải nghiệm không tốt.
Để biến một khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành thì yếu tố quan trọng nhất là nâng cao trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm sản phẩm, khâu chăm sóc, cách thương hiệu xử lý và hỗ trợ khách hàng,…
Như vậy, để tăng giá trị của thương hiệu một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua phân tích các Pain Point của khách hàng.
Doanh nghiệp cần xác định được điểm đau của khách hàng để có thể đưa ra phương án tối ưu nhất, giúp họ có trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Một số cách gia tăng giá trị của thương hiệu dựa trên cải thiện trải nghiệm của khách hàng có thể kể đến như:
– Xem khách hàng như một người bạn, lắng nghe và thấu hiểu họ.
– Kết nối cảm xúc giữa doanh nghiệp với khách hàng, luôn nhanh chóng phản hồi và giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải.
– Đưa ra những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng mới và khách hàng trung thành.
– Sử dụng chỉ số đo lường ROI để biết hiệu quả của chiến dịch.
3.3. Trở thành chuyên gia giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề
Ngày nay, mỗi khi người dùng có nhu cầu sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì đều tìm kiếm thông tin trên internet trước. Nắm bắt được điều đó, doanh nghiệp cần xuất hiện và cung cấp những thông tin, kiến thức miễn phí cho người dùng.
Chiến lược này được gọi là Inbound Marketing – Chiến lược xây dựng nội dung giá trị, giúp giải quyết vấn đề của người dùng. Qua đó giúp nâng cao sự uy tín và giá trị của thương hiệu trong mắt khách hàng. Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đem lại giá trị bền vững nhất cho doanh nghiệp.
4. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về giá trị thương hiệu mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm giá trị thương hiệu là gì, cũng như nắm được cách xây dựng chiến lược định giá thương hiệu hiệu quả. Cuối cùng, đừng quên ghé qua hatronghung.com để xem thêm những bài viết hữu ích luôn được cập nhật mới mỗi ngày nhé!
Tôi là Hưng cá sấu, người sáng lập Amai Agency, Amai Soft và Amai Japan. Đối với tôi, một trong những niềm vui lớn nhất của cuộc đời là có thể theo đuổi đam mê của mình. Và may mắn cho tôi, niềm đam mê của tôi là marketing, công nghệ và truyền thông. Chào mừng bạn đến với không gian này và cảm ơn bạn đã ghé thăm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nội dung thú vị và sâu sắc phù hợp với những người có chung niềm đam mê kinh doanh, công nghệ, truyền thông và marketing. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu sâu và khám phá nhiều khía cạnh của Hưng cá sấu nhé. Cảm ơn và trân trọng vì sự có mặt của bạn ở đây !!