Livestream là một trong những hình thức bán hàng trực tuyến hiệu quả được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, không ít người dùng bị Facebook chặn Livestream. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục là gì? Cùng chúng tôi khám phá qua bài viết hôm nay nhé.
1. Tổng quan về Livestream trên Facebook
Livestream trên Facebook là một trong những tính năng được ưa chuộng nhất của mạng xã hội này, cho phép người dùng chia sẻ video trực tiếp với bạn bè hoặc cả thế giới. Điều này đã tạo ra một sự kết nối giữa nhiều người dùng khác nhau và mang đến một phương thức mạnh mẽ để truyền tải thông tin, sự kiện, hay nội dung cá nhân.
Mặc dù tính năng Livestream mang lại nhiều lợi ích, nhưng Facebook cũng có các quy tắc và hạn chế để đảm bảo an toàn, chất lượng nội dung trên nền tảng. Dưới đây là một số lý do cụ thể vì sao Facebook chặn Livestream của bạn.
2. Facebook chặn Livestream vì những lý do gì?
- Vi phạm các chính sách của Facebook: Nền tảng này đã thiết lập một loạt các chính sách về Livestream, bao gồm việc cấm nội dung bất hợp pháp, bạo lực, quấy rối, khiêu dâm, đồi trụy và nội dung nguy hiểm. Nếu nội dung trong Livestream của bạn vi phạm các quy định này, Facebook sẽ thực hiện chặn hoặc xóa video.
- Livestream nội dung bất hợp pháp: Nếu bạn phát sóng trực tiếp các hoạt động bất hợp pháp, như mua bán hàng cấm hay phổ biến nội dung nguy hiểm, tài khoản của bạn sẽ bị Facebook chặn Livestream và thông báo cho cơ quan thích hợp.
- Vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ: Nếu bạn Livestream nội dung thuộc quyền sở hữu trí tuệ mà không có sự cho phép, Facebook có thể chặn video để tuân thủ luật bản quyền và tránh vi phạm quyền của người sở hữu.
- Báo cáo (Report) tài khoản từ người dùng: Nếu người dùng khác cho rằng Livestream của bạn vi phạm quy định của Facebook hoặc có nội dung được cho là không phù hợp, họ có thể báo cáo bài viết của bạn. Điều này có thể dẫn đến Facebook chặn Livestream của bạn sau khi xem xét các báo cáo.
- Vi phạm lặp lại nhiều lần: Nếu bạn liên tục vi phạm các chính sách của Facebook và các biện pháp cảnh báo trước đó không hiệu quả, tài khoản của bạn có thể bị Facebook chặn Livestream hoặc các hoạt động khác.
- Lỗi kỹ thuật của Facebook: Có nhiều trường hợp chặn Livestream có thể do lỗi kỹ thuật hoặc sự nhầm lẫn từ phía Facebook. Trong trường hợp này, bạn có thể liên hệ với hỗ trợ của Facebook để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
3. Facebook chặn Livestream trong bao lâu?
Thời gian bạn bị chặn Livestream trên Facebook bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ vi phạm của bạn. Nếu bạn chỉ vi phạm nhẹ, thời gian Facebook chặn Livestream có thể là vài giờ hoặc vài ngày.
Còn với lỗi vi phạm nghiêm trọng, tài khoản của bạn sẽ bị chặn tính năng này lên đến vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, với một số trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng nhất, bạn có thể bị Facebook chặn Livestream vĩnh viễn.
Nhưng thông thường, tài khoản sẽ bị đình chỉ trong khoảng từ 1 tuần đến 2 tháng. Bạn có thể gửi kháng nghị cho Facebook để có cơ hội rút ngắn thời gian chặn Livestream.
4. Chi tiết cách kháng tài khoản khi bị Facebook chặn Livestream
4.1 Gửi kháng nghị cho Facebook bằng máy tính
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn trên máy tính. Sau đó, nhấn vào biểu tượng mũi tên chỉ xuống nằm ở góc trên bên phải của màn hình và chọn Trợ giúp & Hỗ trợ.
Bước 2: Tiếp theo, nhấp vào tùy chọn Báo cáo sự cố và chọn Đã xảy ra lỗi.
Bước 3: Trong cửa sổ Đã xảy ra lỗi, tiếp tục chọn Chọn sản phẩm và Trực tiếp từ danh sách.
Bước 4: Bạn cần gửi chi tiết về sự cố mà bạn gặp phải là Facebook chặn Livestream của bạn và nhấn Gửi. Sau đó, bạn sẽ phải đợi phản hồi từ Facebook.
4.2 Gửi kháng nghị cho Facebook bằng điện thoại (Android/iOS)
Bước 1: Mở Facebook trên thiết bị Android hoặc iOS. Nhấn vào biểu tượng ba dấu gạch ngang ở phía trên bên phải màn hình cho Android hoặc biểu tượng ba dấu gạch ngang ở góc dưới bên phải màn hình cho iOS. Sau đó, tiếp tục chọn Trợ giúp & Hỗ trợ.
Bước 2: Tiếp theo, nhấn vào tùy chọn Báo cáo sự cố.
Bước 3: Chọn Thêm vào báo cáo và sau đó chọn Live từ danh sách.
Bước 4: Bạn gửi chi tiết về sự cố mà bạn gặp phải ở đây là việc Facebook chặn Livestream và sau đó nhấn Gửi rồi đợi phản hồi từ Facebook.
5. Làm thế nào để tránh bị Facebook chặn Livestream?
- Livestream qua Fanpage thay vì tài khoản cá nhân là một cách hiệu quả để mở rộng sự tiếp cận của bạn. Bạn sau đó có thể sử dụng trang cá nhân của mình để chia sẻ lại bài Livestream từ Fanpage. Như vậy, không chỉ lượng người xem trên Trang mà cả bạn bè cá nhân của bạn cũng có thể theo dõi cửa hàng của bạn.
- Hạn chế việc sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc khi Livestream, chẳng hạn như sử dụng cả điện thoại và máy tính để truyền tải đồng thời.
- Khi Livestream, tránh sử dụng âm thanh hoặc bài hát bản quyền có thể tạo rủi ro. Vì lý do an toàn, bạn nên xem xét việc sử dụng những bản remix của các bài hát để không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Một lưu ý rất quan trọng khác là bạn phải tìm hiểu kỹ về các nội dung, chính sách và tiêu chuẩn cộng đồng Facebook. Chỉ cần một vi phạm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch Livestream trên Fanpage của bạn.
6. Lời kết
Như vậy, bài viết ngày hôm nay của chúng tôi đã chia sẻ đến bạn top những lý do vì sao Facebook chặn Livestream của bạn và chi tiết cách khắc phục. Để khám phá thêm nhiều chuyên mục kiến thức khác về Facebook, bạn hãy truy cập ngay website hatronghung.com nhé.
Tôi là Hưng cá sấu, người sáng lập Amai Agency, Amai Soft và Amai Japan. Đối với tôi, một trong những niềm vui lớn nhất của cuộc đời là có thể theo đuổi đam mê của mình. Và may mắn cho tôi, niềm đam mê của tôi là marketing, công nghệ và truyền thông. Chào mừng bạn đến với không gian này và cảm ơn bạn đã ghé thăm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nội dung thú vị và sâu sắc phù hợp với những người có chung niềm đam mê kinh doanh, công nghệ, truyền thông và marketing. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu sâu và khám phá nhiều khía cạnh của Hưng cá sấu nhé. Cảm ơn và trân trọng vì sự có mặt của bạn ở đây !!