Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu mới – Xây dựng vị thế trên thương trường

Rate this post

Chiến lược định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và mang đến những giá trị bền vững. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chiến lược định vị thương hiệu là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, chúng ta cần nắm được khái niệm định vị thương hiệu là gì.

Brand Positioning –  Định vị thương hiệu là việc tạo dựng cho doanh nghiệp những nét riêng, khác biệt so với những doanh nghiệp khác có cùng ngành nghề, lĩnh vực. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Hiện nay, các chiến lược định vị thương hiệu thường được thực hiện thông qua hoạt động triển khai chiến lược marketing tổng thể giúp khách hàng định hình được những nét đặc trưng về sản phẩm của doanh nghiệp. 

Một chiến lược định vị thương hiệu được coi là thành công khi thương hiệu chiếm được vị thế và có vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Hay nói cách khác là khi đề cập đến sản phẩm nào đó, khách hàng sẽ nhớ ngay đến doanh nghiệp.

2. Tại sao cần xây dựng chiến lược định vị thương hiệu?

Chiến lược định vị thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác như:

  Để xác định được vị thế của doanh nghiệp thì buộc doanh nghiệp đó phải biết rõ được đối thủ cạnh tranh của mình là ai để có thể xây dựng được chiến lược hợp lý. Khi nắm rõ được đối thủ sẽ giúp bạn tránh được những sai sót mà họ mắc phải và học tập theo những hướng đi đúng.

      Nhờ có định vị thương hiệu, doanh nghiệp của bạn sẽ được tăng độ nhận diện và giá trị thương hiệu cũng được nâng cao.

      Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo nên những nét riêng, khác biệt, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Đây là yếu tố quan trọng giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến doanh nghiệp hơn.

      Xây dựng được vị thế vững chắc thì đồng nghĩa với việc thương hiệu trở nên uy tín hơn, giúp khách hàng yên tâm hơn khi trải sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

  Một lợi ích vô cùng lớn nữa là định vị thương hiệu sẽ tạo nên nguồn doanh thu ổn định và ngày càng lớn mạnh khi cho doanh nghiệp.

3. Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

3.1. Tiến hành xác định, phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là bạn cần xác định, phân tích và đánh giá những đối thủ cạnh tranh của mình.

Bạn có thể tiến hành phân tích đối thủ theo mô hình SWOT để nắm được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của họ. Từ đó giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan về thị trường và có thể định vị thương hiệu chính xác hơn.

3.2. Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp 

Sau khi đã nắm được kha khá thông tin về đối thủ cạnh tranh thì bước tiếp theo trong xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là bạn cần biết nhóm khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến là ai.

Họ chính là nhóm khách hàng sẽ mang lại nguồn doanh thu vô cùng lớn cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai. Chỉ khi bạn xác định rõ phân khúc khách hàng thì mới có thể hiểu được insight của họ và đưa ra những chiến lược truyền thông hợp lý nhất nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. 

3.3. Chọn phương thức định vị thương hiệu phù hợp cho doanh nghiệp

Sau khi đã xác định rõ đối thủ cạnh tranh và tệp khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới thì việc tiếp theo bạn cần làm để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu là lựa chọn phương thức định vị phù hợp.

Hiện nay, có rất phương thức định vị thương hiệu như: Định vị dựa vào vấn đề, tính năng, giá trị, công dụng, chất lượng và cảm xúc,… 

Bạn cần lưu ý việc lựa chọn phương thức định vị cần phải phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. 

3.4. Đặt thương hiệu lên bản đồ định vị – Positioning map

Bước cuối cùng để hoàn thiện kế hoạch định vị thương hiệu là hãy đặt thương hiệu của bạ lên bản đồ định vị để xác định rõ những giá trị có thể mang tới cho khách hàng.

Khi đưa thương hiệu lên bản đồ này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định những việc cần thực hiện và hiểu rõ về vị trí mà bạn mong muốn.

Chiến lược định vị thương hiệu là hoạt động quan trọng, tiên phong trong chiến lược kinh doanh hiệu quả. Khi doanh nghiệp đã xác định rõ về vị trí mà mình muốn đạt được trên thị trường thì sẽ không bị lạc hướng trong quá trình phát triển lâu dài.

Vì vậy, ngay từ những ngày đầu hình thành thương hiệu, bạn cần phải tạo nên đặc trưng và những lợi thế cạnh tranh của riêng mình để không bị lu mờ trước vô vàn các doanh nghiệp khác.

4. Lời kết

Trên đây là toàn bộ cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và có thể xây dựng được một kế hoạch định vị thương hiệu hoàn hảo nhất. Cuối cùng đừng quên ghé qua hatronghung.com để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích luôn được cập nhật hàng ngày nhé!